THÔNG BÁO V/V NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2022
/in News /by adminminadTHÔNG BÁO V/V NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2022
Trân trọng
Kinh nghiệm thuê đơn vị xây nhà trọn gói không phải gia chủ nào cũng biết
/in News, Nhà phố - Biệt thự, Thiết kế đẹp /by adminminadThuê xây nhà trọn gói giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, công sức tuy nhiên nếu không chú ý rất có thể chất lượng công trình và mức chi phí sẽ làm bạn đau đầu. Vì thế có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Vậy có nên hay không thuê xây nhà trọn gói, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Thế nào là thuê xây nhà trọn gói?
Xây nhà trọn gói được hiểu đơn giản là hình thức “chìa khóa trao tay”. Ở đây, gia chủ có mảnh đất sẵn có và khoản chi phí đầu tư. Nhà thầu thi công sẽ nhận toàn bộ các công đoạn từ thiết kế, hoàn thiện bộ hồ sơ xin cấp phép xây dựng cho đến thi công kiến trúc, trang trí nội thất. Sau khi công trình được hoàn thành, chủ nhà chỉ việc xách vali đến ở.
Ưu điểm của hình thức thuê xây nhà trọn gói
– Tiết kiệm thời gian cho gia chủ: Đơn vị thầu sẽ đứng ra làm mọi việc, chủ đầu tư sẽ không cần phải thường xuyên có mặt tại công trường. Các bước thực hiện của nhà thầu đều được đảm bảo theo đúng với cam kết mà hai bên đã thông nhất với nhau.
– Khi xây nhà trọn gói, mọi chi phí xây dựng nhà thầu và chủ đầu tư đều sẽ thỏa thuận rõ ràng ở trong hợp đồng, từ đó giúp cho các gia chủ có thể tránh được rủi ro chi phí bị phát sinh nếu có biến động về giá trên thị trường.
– Công ty xây dựng chuyên nghiệp, làm việc uy tín nhiều năm nên sẽ có những đối tác vật tư lớn, đảm bảo nhận được mức giá ưu đãi.
Nhược điểm của hình thức thuê xây nhà trọn gói
– Nếu chọn những nhà thầu không uy tín thì chủ đầu tư sẽ cảm thấy bất an vì việc thất thoát vật tư, chi phí xây dựng tăng không kiểm soát, kém chất lượng…
– Chi phí thuê xây nhà trọn gói có trường hợp có thể cao hơn việc gia chủ tự thuê nhân công và lo vật liệu xây dựng vì sẽ phát sinh thêm chi phí quản lý công trình so với việc gia chủ tự thuê nhân công và lo vật tư xây dựng. Bên cạnh đó, giá nhân công khi thuê xây trọn gói của các đơn vị uy tín cũng cao hơn so với việc gia chủ tự tìm thợ địa phương vì họ sẽ chọn lọc kỹ càng người có tay nghề cao, có chuyên môn để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thuê xây nhà trọn gói
Việc lựa chọn nhà thầu uy tín là ưu tiên hàng đầu của gia chủ nếu muốn lựa chọn hình thức xây dựng này. Việc tìm hiểu qua thông tin, hình ảnh trên mạng internet là bước đầu khi mọi người bắt đầu tìm hiểu. Bước xem trực tiếp công trình đã thi công hay kinh nghiệm những người từng hợp tác là bước cuối để chọn nhà thầu.
Trước khi bắt đầu công việc, gia chủ cần làm hợp đồng rõ ràng với nhà thầu để đảm bảo sự ăn ý, tính hợp pháp rõ ràng.
Khi đã chọn được nhà thầu trọn gói uy tín thì gia chủ không nên quá sát sao sẽ làm ảnh hưởng đến tính chủ động và thời gian làm báo cáo của nhà thầu. Chủ nhà chỉ nên có mặt ở các khâu quan trọng như ngày đổ móng, sàn, kiểm tra chống thấm, hay khâu lựa chọn mẫu, màu cho giai đoạn nội thất…
Trên đây là những ưu – nhược điểm cũng như những lưu ý khi thuê xây nhà trọn gói. Nếu có điều kiện, gia chủ thuê đơn vị giám sát sẽ đỡ mất thời gian cho công tác kiểm tra, tìm hiểu các kỹ thuật thi công mà không phải ai cũng nắm rõ được.
Nguồn: Tổng hợp
Chất mộc trong thiết kế
/0 Comments/in News, Nhà phố - Biệt thự, Thiết kế đẹp /by adminminadChất mộc trong thiết kế
[layerslider id=”1″]
NGÔI NHÀ HAI LỚP VỎ
/0 Comments/in News /by adminminadTHÔNG TIN CÔNG TRÌNH
Thiết kế: G+ Architects
Địa điểm: Vũng Tàu.
Diện tích xây dựng: 68m2
Năm: 2020
Ảnh: Quang Trần
Nguồn:kienviet
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa, các tòa nhà mọc lên san sát khiến diện tích cây xanh dần bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó, khói bụi ô nhiễm và nhiệt độ ngày càng tăng cao cũng khiến nhiều người không muốn mở cửa sổ hay ban công ở mặt tiền ngôi nhà. Điều này dẫn đến hậu quả là việc sử dụng năng lượng cho chiếu sáng và điều hòa tăng cao, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Thấu hiểu được điều đó, các kiến trúc sư G+ Architects đã đưa ra giải pháp lớp vỏ giúp lọc bụi bẩn và lấy ánh sáng, thông gió tự nhiên. Phía sau nhà là khoảng thông tầng giúp ngăn cách sự tác động trực tiếp của các tác động từ môi trường như nắng, bụi, mưa,… Khoảng thông tầng này có mặt làm bằng hệ tường gạch lỗ, mái là hệ lam gỗ có dây kéo và mái pin năng lượng mặt trời. Lớp vỏ rỗng này đã hạn chế 70% nắng trực tiếp vào không gian nhà ở và giúp thông gió đồng thời tăng sự riêng tư cho gia đình. Lớp vỏ thứ hai nằm ở trước mặt tiền gồm vườn cây, ban công, thông tầng, hệ cửa kính đóng mở. Thiết kế này giúp gia chủ có thể chủ động kiểm soát lượng ánh sáng và không khí vào nhà.Bên cạnh điểm mạnh là hai lớp vỏ giúp thông gió và lấy sáng cho không gian bên trong, các kiến trúc sư cũng đã sử dụng linh hoạt cấu trúc lệch tầng ở giữa và mặt tiền của ngôi nhà. Thiết kế này giúp các không gian trong ngôi nhà được chiếu sáng và thông gió tự nhiên một cách tối đa. Đồng thời, mọi người trong ngôi nhà có thể nhìn thấy nhau từ nhiều vị trí trong ngôi nhà. Hệ cầu thang giữa và phía trước nhà giúp người sử dụng có thể linh hoạt từ phòng ngủ lên thẳng vườn trên sân thượng mà không cần phải đi từ cầu thang giữa nhà. Đồng thời thiết kế này cũng tạo ra những góc nhìn mới cho người sử dụng, giúp tăng tính trải nghiệm trong ngôi nhà cho gia chủ.Biên tập: Phạm Thanh Tùng – Tùng Kiến Trúc
MÁI ẤM HẠNH PHÚC TRONG NGÔI NHÀ 3 THẾ HỆ
/0 Comments/in News /by adminminadTHÔNG TIN CÔNG TRÌNH:
Thiết kế và thi công: EVITArchitecture
Chủ trì thiết kế: Ths.KTS Phan Thanh Vũ
Địa điểm: Khu đô thị phía Nam Công viên Châu Á, Đà Nẵng
Diện tích khu đất: 216m2
Diện tích xây dựng: 504m2
Ảnh: Quang Trần
Công trình là một mái ấm cho đại gia đình 3 thế hệ, tọa lạc tại một nơi yên tĩnh gần sông Hàn Đà Nẵng, trong khu đô thị phía Nam công viên Châu Á. Với yêu cầu xây dựng một không gian nơi ông bà cùng con cháu có thể chung sống hài hòa, các kiến trúc sư đã tạo nên một công trình hiện đại, tiện nghi, gắn với thiên nhiên và tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên. Thiết kế của ngôi nhà hướng đến sự riêng tư cho những thành viên trong gia đình nhưng vẫn có không gian chung để kết nối mọi người với nhau.
Mỗi tầng trong ngôi nhà được thiết kế với chức năng riêng biệt đảm bảo sự hợp lý, tiện nghi cho mỗi thành viên trong gia đình. Tầng 1 bao gồm: phòng khách, phòng ăn, bếp và 1 phòng ngủ. Các phòng đều kết nối trực tiếp với sân vườn tạo cảm giác thông thoáng. Tầng 2 bố trí 3 phòng ngủ cho mỗi gia đình nhưng vẫn được kết nối với nhau bằng phòng sinh hoạt chung ở gian giữa. Tầng 3 và 4 là các không gian để phục vụ nhu cầu giải trí và thư giãn.
Xen kẽ trong 4 tầng là những không gian xanh tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Những cánh cửa bằng lam che nắng giúp ngôi nhà trở nên riêng tư nhưng vẫn tạo ra trải nghiệm thú vị về ánh sáng và bóng đổ cho ngôi nhà khi nắng chiếu qua vào từng thời điểm khác nhau trong ngày.
Điểm nhấn của công trình thể hiện ở việc giải phóng vách ngăn các không gian sinh hoạt chung để mở rộng diện tích. Các vật liệu được sử dụng cho ngôi nhà là vật liệu địa phương, được xử lý cẩn thận để phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Đó là màu sơn trắng cùng gỗ nâu, đá ong màu xám giúp tôn lên sự hài hòa tổng thể của ngôi nhà.
Thiết kế của Trung Villa đem đến một không gian sống hiện đại, tiện nghi, gắn với thiên nhiên và tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên; là không gian sống vừa đảm bảo tối đa hóa sự riêng tư cho mỗi gia đình nhỏ nhưng vẫn đảm bảo không gian chung gần gũi cho các thành viên trong gia đình 3 thế hệ.
Biên tập: Phạm Thanh Tùng – Tùng Kiến Trúc
Nguồn: kienviet. net
GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM SÊ NÔ(MÁNG XỐI), SE NO
/0 Comments/in News /by adminminadBề mặt sê nô(máng xối) thường xuyên phải tiếp xúc với nước mưa, cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tất cả lưu lượng nước tập trung về đây nên việc chống thấm sê nô (máng xối) phải xử lý 1 cách cẩn thận, nếu không sẻ ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc tầng mái căn nhà của bạn.
GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM SÊ NÔ(MÁNG XỐI), SE NO
I. Yêu cầu bề mặt bê tông trước khi bàn giao:
– Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật: ván khuôn, gỗ, sắt thép, xà bần, nước đọng…
– Các khuyết tật của bê tông như hốc bọng, lỗ rỗ… không nên tô trét vữa ximăng che phủ trước khi thi công xử lý chống thấm.
– Không nên dùng nước trộn ximăng bột để ngâm hay quét hồ dầu ximăng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
– Đục và dùng máy cắt hay gió đá cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông.
– Các đường ống cấp thoát nước xuyên bê tông hay hộp kỹ thuật nên được định vị và lắp đặt hoàn tất bằng trám vữa hay bê tông tối thiểu ½ bề dày bê tông. Các hộp kỹ thuật trong các khu vệ sinh (nếu có) và tường bao nên được xây và tô trát vữa ximăng cao tối thiểu 30 cm để gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông.
Công nhân đang hoàn thiện khâu cuối trong quy trình chống thấm sê nô ( máng xối)
II. Quy trình thi công chống thấm:
Công tác chuẩn bị bề mặt chống thấm sê nô
– Băm, đục sạch các lớp hồ vữa ximăng, bê tông dư thừa cho trơ ra bề mặt bê tông kết cấu bằng các dụng cụ cầm tay: búa băm, búa đục, mũi đục nhọn…
– Trên bề mặt bê tông kết cấu, kiểm tra và đục mở miệng các đường nứt dài lớn hay xuyên sàn (nếu có) theo rãnh rộng 1-2cm, sâu 2cm. Băm đục gỡ sạch các dăm gỗ, giấy, tạp chất còn sót trên mặt bê tông, đặc biệt tại các góc chân ke tường bao với sàn bê tông.
– Các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ… sẽ được đục bỏ các phần bám dính hờ, đục rộng và sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông (nếu đã được định vị ngay trong quá trình đổ bê tông, nhưng chưa lắp đặt sản phẩm dừng nước), đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm để có thể tiếp nhận nhiều chất chống thấm, lắp đặt sản phẩm dừng nước thanh trương nở (Thanh thủy trương) và gia cố bằng vữa đổ bù không co ngót.
– Dùng búa băm có lưỡi thép mỏng và sắc để kiểm tra và băm sạch hết các hóa chất, sơn, tạp chất, hồ vữa ximăng dư thừa thấm sâu hay bám dính trên bề mặt bê tông kết cấu cần xử lý chống thấm.
– Đối với gờ hông đà bê tông hay gờ chân tường bao quanh sàn ban công, sàn mái, mái đón tiền sảnh (cao 20-30cm) sẽ được băm sạch các tạp chất, bụi bẩn để xử lý gia cố chống thấm đồng bộ với sàn bê tông. Trường hợp các sàn bê tông là sàn lệch (khu WC, sênô), thì ngoài phần gờ hông bê tông giật cấp, phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý gia cố chống thấm cao thêm tối thiểu 20cm nữa (để tránh nước thấm loang chân tường sử dụng thực tế sau này).
– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài có lắp chổi cước sắt để làm bung tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt. Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay.
– Để phơi mặt bê tông khô tự nhiên hoặc làm khô những khu vực còn ẩm ướt trên bề mặt bằng máy thổi cầm tay.
Quy trình thi công chống thấm:
– Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép… trên sàn bê tông bằng hồ dầu và vữa đổ bù không co ngót.
– Xử lý quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) tại các khe co giãn, cổ ống xuyên sàn sau đó đổ bù vữa không co.
– Trường hợp sàn lệch và ống thoát vệ sinh được bố trí đi trên mặt sàn xuyên vách tường vào hộp kỹ thuật, thì các ống này sẽ được quấn thanh cao su trương nở (Thanh thủy trương) quanh ống vị trí gần xát vách hộp kỹ thuật, và được đổ bê tông đá mi ốp chặt vào quanh các vách hộp kỹ thuật (dày khoàng 10cm và cao lên bằng gờ đà bê tông quanh sàn). – Sau khi bê tông đá mi khô cứng, tháo ván khuôn ta tiến hành khò, dán, quyét hoạc phun
1. Chống thấm bằng màng khò nóng hoạc màng dán lạnh:
Bước 1: Quét lớp tạo dính.
Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp tạo dính được dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông (Chỉ thi công diện tích lớp tạo dính lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày).
Sau khi lớp tạo dính lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng chống thấm.
Bước 2: Dán màng chống thấm Bitum .
– Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi dán. Bảo đảm bề mặt dán hoạc khò phải được úp xuống dưới.
– Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
– Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas (Hoạc dán như bình thường với mạng dán nguôi – Màng tự dính). Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót.
– Tổ chức thi công từ vị trí thấp nhất và đi về hướng cao dần (nếu bề mặt có độ dốc).
– Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
– Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Bước 3: Những điểm cần chú ý:
– Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
– Các vị trí yếu phải gia cố: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
– Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
– Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
– Thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ.
Công tác ngâm nước kiểm tra
Toàn bộ các hạng mục khu vệ sinh, sênô, mái bằng, ban công, mái đón tiền sảnh, v.v… sau khi được xử lý chống thấm bằng sản phẩm chống thấm như: dung dịch chống thấm, vữa chống thấm, màng chống thấm… sẽ được quây lại và bơm nước ngâm tối thiểu 24 giờ để kiểm tra xác nhận kết quả xử lý chống thấm hoàn tất trước khi bàn giao cho công tác hoàn thiện.
2. Chống thấm bằng các sản phẩm gốc xi măng
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công và bề mặt
– Dụng cụ thi công có thể là bàn chà, cọ bản rộng, bay hoặc máy phun vữa.
– Bề mặt bêtông nên có độ ẩm nhất định (nhưng không được đọng nước) trước khi thi công quyets.
Bước 2: Thi công
– Thi công hai lớp vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp thứ hai được quét sau khi lớp thứ nhất khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
– Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 2kg (Tùy theo mức độ cần chông thấm và tùy theo quy định của từng loại sản phẩm cần dùng), do vậy liều lượng sử dụng hoàn thiện là 2 – 6 kg/m2 (Thi công 2 hoạc 3 lớp tùy loại cũng như theo yêu cầu thực tế).
– Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Bảo dưỡng
– Thường các loại vật liệu chống thấm 2 thành phần là sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
– Sau khi hoàn thiện, bề mặt nên được bảo dưỡng ngay để tránh bị khô quá nhanh bằng cách phun nước liên tục, che phủ bằng nilông hoặc bao tải ướt.
– Nếu thi công cho hồ chứa nước thì chỉ nên xả nước vào hồ sau khi đã bảo dưỡng đầy đủ sản phẩm sau 3 ngày.
Bước 4: Những điểm cần lưu ý
– Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
– Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.
– Không nên trộn thêm nước vào vật liệu đã đông cứng.
– Không nên thi công vật liệu dưới ánh nắng mặt trời.
3. Chống thấm bằng dung dịch phun thẩm thấu:
Bước 1: Thi công phun
– Phun dung dịch chống thấm vào các khuyết tật. Riêng đường nứt xuyên sàn đã đục rãnh sẽ được phun trước với định mức trung bình 5 – 10md/lít (tùy thuộc độ rộng đường nứt ban đầu). Sau 30-60 phút, tiến hành phun nhẹ nước bảo dưỡng để giúp vật liệu chống thấm hoạt động và thấm sâu hơn vào thân bê tông.
– Xử lý chống thấm cho toàn bộ bề mặt sàn và gờ hông bao quanh sàn:
– Trên toàn bộ bề mặt sàn bê tông và gờ hông đà bê tông/ chân tường bao quanh sàn đã được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo, tiến hành phun lớp một vật liệu chống thấm sê nô( máng xối) với định mức theo quy định của nhà sản xuất.
Bước 2: Bảo dưỡng
– Khi vật liệu chống thấm đã thấm rút hết vào trong thân bê tông, phun nước tạo ẩm bề mặt để bảo dưỡng thường sau 30 – 60 phút (tùy theo điều kiện thời tiết: nhiệt độ, gió…). sờ không dính tay, tiến hành phun ẩm nước bảo dưỡng để giúp để giúp sản phẩm chống thấm hoạt động và thấm sâu hơn vào kết cấu bê tông.
– Việc phun nước bảo dưỡng trên toàn bộ diện tích đã phun vật liệu chống thấm được thực hiện trong hai hoạc ba ngày tiếp theo tùy thuộc vào loại sản phẩm dùng.
Bước 3: Những điểm cần lưu ý:
– Trường hợp bê tông có nhiều đường nứt dài lớn hay xuyên kết cấu bê tông, thì khách hàng phải nhập bổ sung vật liệu để xử lý bổ sung theo hiện trạng thực tế.
Nguồn : diendanxaydung
GIỖ TỔ NGÀNH XÂY DỰNG
/0 Comments/in News /by adminminadTừ xa xưa, các ngành nghề đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đây là một hình thức văn hóa thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau. Ở nước ta, ngày cúng giỗ ngành xây dựng là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Đa số thợ trong nghề đến ngày là lo cúng giỗ và biết ông Tổ là ông Lỗ Ban nhưng ý nghĩa và nguồn gốc thì ít người hiểu rõ.
Truyền thuyết giỗ tổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Môi trường sống của người Trung Quốc, bao gồm nội thất, nhà cửa, thành phố và tất cả, có thể được nhận thức qua một phản ánh trực tiếp nền văn minh của họ. Văn hóa của kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc phong phú và đa màu, rộng mở và uy nghi. Lịch sử Trung Quốc về văn minh được giảng dạy bởi nhiều chư thần trong thời cổ xưa, ví dụ như Hữu Sào và Đại Vũ, và vì thế có thể nói rằng kiến trúc cũng là phần của một văn hóa bán thần Trung Quốc. Trong số những bậc thầy kiến trúc, người nổi tiếng nhất là Lỗ Ban thời Xuân Thu. Nghề thủ công của ông đã lưu truyền hàng nghìn năm, giành được sự kính trọng. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, các nhà chế tạo công nghệ xây dựng và nội thất tất cả đều suy tôn Lỗ Ban như là người sáng lập của nghề này. Theo một sách từ triều nhà Đường tên là “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, các công nhân xây dựng đã khấu đầu lạy tạ Lỗ Ban trước khi họ bắt đầu thiết kế xà trên của nhà. Trong đời nhà Tần, bất cứ khi nào khi chính phủ bắt đầu một dự án xây dựng to lớn, họ dâng quà và cúng bái Lỗ Ban, cầu nguyện chư thần sẽ ban phước lành cho dự án của họ. Điều này vẫn còn là một phong tục ở Đài Loan ngày nay.
“Bậc thầy về thủ công”
Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du (cũng đọc Thâu) Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.
Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập cùng nhau và mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Người dân tất cả đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là dấu hiệu điềm lành mà một chư thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến thủ công như là điêu khắc. Vào khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên tỉnh ngộ về mục đích cuộc sống của ông và đi học với Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi thông suốt, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, muốn trông nhờ hay chú ý đến nước Chu (một nước lúc bấy giờ), nhưng những nước này không nghe lời ông. Vì thế ông từ giã cuộc sống xã hội và sống ẩn dật ở phía Nam Đái Sơn, cũng được biết như “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua. Một ngày nọ, ông ra ngoài và chạy đến chổ Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một viễn cảnh hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông sáng tạo nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.
Những sách của Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử, Luận Hành, Mặc Tử tất cả đều ghi chép rằng Lỗ Ban đã làm một con chim gỗ. Sau khi Lỗ Ban thiết kế cho nó bay, con chim đã [bay] lên không trung trong vòng 3 ngày. Trong sách Hồng Thự, nói rằng chim gỗ đã mang một người lên không trung làm gián điệp bên quân địch. Thiết kế đơn giản này là bước mở đầu cho máy bay trinh thám ngày nay.
Theo sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, Lỗ Ban làm ra chim gỗ bay đến nước Chu để tìm người chị của mình. Người cha của Lỗ Ban rất lo lắng đi tìm con gái của mình nên ông quyết định đi cùng chim gỗ mà không nói với Lỗ Ban. Vì cha Lỗ Ban không biết cách lái nó, con chim gỗ đã rơi vào nước Vũ. Người dân nước Vũ muốn giữ cha Lỗ Ban làm con tin để buộc Lỗ Ban làm cho họ một con chim gỗ. Cha Lỗ Ban từ chối đề nghị của chúng và đã bị giết. Lỗ Ban sau đó đã làm một người gỗ bất tử để trả thù cho cái chết của cha. Ngón tay của người gỗ bất tử chỉ đến nước Vũ. Điều đó tạo cho nước Vũ chịu một nạn hạn hán kéo dài 3 năm. Khi người dân nước Vũ hiểu ra điều này, họ ban tặng rất nhiều quà cho Lỗ Ban và xin lỗi về việc làm sai trái của họ. Lỗ Ban nhân từ đã tha thứ cho họ. Sau đó ông cắt ngón tay của người gỗ bất tử và làm những phép thần thông. Mưa lập tức rơi trên nước Vũ.
Lỗ Ban cũng đã làm ngựa gỗ mà có thể đi bộ trên đất một cách tự động. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.
Lỗ Ban chăm lo cho gia đình của mình rất nhiều, và điều này cũng tạo cảm hứng cho ông phát minh ra nhiều công cụ đáng quý. Ví dụ, khi Lỗ Ban lần đầu tiên vẽ một đường sử dụng modou (một vật đánh dấu bằng mực của thợ mộc), ông đã nhờ mẹ ông giữ đoạn cuối của sợi dây. Sau đó họ hoàn thành công việc cùng nhau. Sau này, ông không muốn mẹ ông mệt vì phải luôn giúp ông, vì thế ông làm một cái móc cuối sợi dây để mẹ ông không phải giữ nó thêm nữa. Để tưởng nhớ đến lòng hiếu thảo của Lỗ Ban, những người nối nghiệp đã đặt tên cái móc đó là Ban Mẫu (Ban Mu) hay là Mẫu Câu (Mu Gou) (Mu nghĩa là mẹ trong tiếng Hoa). Một ví dụ khác là khi Lỗ Ban lần đầu tiên bào gỗ, ông nhờ vợ ông giữ đoạn cuối của miếng gỗ để nó không bị trượt ra ngoài cái ghế dài. Để tạo điều kiện vợ ông lo sóc những việc nhà, ông đã đóng một miếng gỗ nhỏ trên ghế dài để ngăn thanh gỗ không trượt về phía trước. Vì thế những người nối nghiệp sau đó đặt tên thiết bị này là Ban Thê (Ban Qi) (Qi nghĩa là vợ trong tiếng Hoa)
Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan (drilling hook), máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi mảnh lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang phá thành trong chiến tranh và 9 dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm – Cửu Châu Đồ – được đánh giá cao bởi các hoàng đế Trung Quốc trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang những lợi ích to lớn cho người dân.
Tuy nhiên, những đóng góp to lớn của Lỗ Ban không phải là những thứ mà ông đã xuất sắc trong việc tạo ra những công cụ này, kỹ năng và thiết bị cơ khí. Quan trọng hơn, Lỗ Ban đã đi theo Đạo. Lỗ Ban nói, “Trời và Đất không cần compa hay bảng đo góc để làm nên vòng tròn hay hình vuông. Nhưng khi đến thế gian, con người cần có compa để vẽ vòng tròn và cần bảng đo góc để vẽ hình vuông. Vũ trụ và những việc của nó đã ở trong Đạo rồi, nhưng loài người thì đi xa Đạo. Vì thế loài người cần compa và bảng đo góc để vẽ vòng tròn và hình vuông.” Vì chúng ta có thể nhìn thấy điều mà Lỗ Ban đã trải qua cùng với kỹ năng của ông, ông cũng cảm thấy mình đã không có lựa chọn. Con người cần công cụ vì họ xa Đạo. Dĩ nhiên, thông qua việc học những công cụ này, những gì Lỗ Ban dạy đã giúp con người quay về với tiêu chuẩn của con người.
Nếu Lỗ Ban đã không tạo nên những công cụ này, và nếu những người nối nghiệp của ông cũng không có cũng những tư tưởng sáng tỏ như Lỗ Ban, thì những kỹ năng của Lỗ Ban có lẽ đã mất đi. Vì thế, Lỗ Ban phải phát minh những công cụ thủ công để họ có thể đi qua cùng với các thế hệ.
Khoảng 40 tuổi, Lỗ Ban quay về sống ở núi, ở đó ông đã gặp một vị thần. Vị thần này đã dạy ông một vài điều huyền bí. Sau đó, Lỗ Ban đã đi khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng, khi ông 70 tuổi, ông đã bay lên giữa bạch nhật. Cái rìu và cưa của ông để lại trên Bạch Dương Nham. Các bạn vẫn có thể thấy những di tích cổ xưa này. Sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban” là cuốn sách truyền tay duy nhất qua các đời đến hôm nay đã ghi chép về nhà cửa, nội thất, nông nghiệp và nghề thủ công vào thời của Lỗ Ban. Khởi đầu, sách được lưu truyền bằng miệng giữa những thợ thủ công trong hình thức những công thức súc tích. Suốt đời nhà Minh, cuốn sách cuối cùng đã được viết xuống. Vì khung nhà cổ xưa được làm bằng gỗ, cuốn sách đã ghi chép rất nhiều kỹ thuật về nghề mộc. Nó cũng bao hàm nhiều thứ liên quan đến Phong Thủy và thuật tử vi của Đạo gia, mà thể hiện tư tưởng Trung Quốc nơi mà tự nhiên và con người nên hài hòa với nhau.
Theo suốt thời gian, những thợ thủ công đã kế thừa những lời dạy của Lỗ Ban. Vào lúc sơ khai của việc đào tạo những người tập sự, ông chủ trương rằng việc quan trọng nhất không phải là làm sao học cách để sử dụng công cụ, thay vào đó, học những tiêu chuẩn đạo đức để cư xử đúng đắn, học trở nên tốt với người khác và nghiêm khắc với bản thân. Hơn nữa, một người nên học cách tập trung, học cách tu luyện lý trí của mình, để hài hòa trí của người đó với tâm của họ. Những yêu cầu cho tâm và trí sẽ giúp một người đạt được tư tưởng trong sạch và tinh khiết. Với một tư tưởng như thế, khi một người làm một dự án, anh ta có thể quên chính mình và tập trung vào công việc, hợp nhất công việc với Đạo. Dưới những nguyên lý chỉ đạo này, theo suốt thời gian đã xuất hiện nhiều thợ thủ công nổi tiếng.
Ví dụ, một thợ thủ công sống trong thế kỷ thứ 2 trước công nguyên là học trò của Lỗ Ban. Ông ta đã sáng lập nên công nghệ lát gạch và phát minh công cụ cho việc lát gạch và dạy chúng cho người dân. Ông được gọi một cách kính trọng là “Bậc Thánh Liên Hoa”, hay là “Bậc Thánh về Đường Kẻ”. Theo một thần thoại, Bậc Thánh Liên Hoa là một sự chuyển sinh từ một vị thần. Lúc đầu, ông dạy người ta làm cách nào để làm ngói lợp nhà. Sau đó, càng nhiều người đến học ông. Hơn trên nữa về những kỹ năng vượt qua khỏi mức bình thường, họ đề nghị ông nhận họ làm những người học trò một cách chính thức. Bậc Thánh Liên Hoa nói “Nếu các chư vị muốn tôi làm thầy, hãy theo tôi”. Sau đó ông nhảy vào lò nung gạch và bay đi như một vị thần bất tử. Sau đó, người ta mới nhận ra rằng ông là một vị thần. Vì những lời dạy của Bậc Thánh Liên Hoa, trong lịch sử Trung Quốc, triều đại Tần và triều đại Hán đã rất nổi tiếng về gạch và ngói của họ.
Các hoàng đế suốt các triều đại văn minh Trung Quốc đã ban tặng nhiều danh hiệu về Lỗ Ban. Ví dụ, trong triều đại Minh, hơn 10 nghìn người đã xây Long Phủ Bắc Kinh, một dự án khổng lồ mà chỉ có thể được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của những chỉ dẫn của Lỗ Ban. Người dân thời kỳ ấy đã xây một đền tưởng nhớ đến Lỗ Ban. Những ghi khắc trên bia trong đền đọc là “Lỗ Ban Quan”. Hoàng đế thời đó đề tặng câu “quý nhân phò trợ quốc.” Người dân dùng Thái Lao để tổ chức kỷ niệm Lỗ Ban 2 lần trong năm. Thái Lao nghĩa là họ sử dụng bò cái, dê, lợn cho buổi lễ. Nó giống như một lễ lớn như được tổ chức cho Khổng Tử. Có 2 mục đích xây dựng đền Lỗ Ban. Một là cảm ơn Lỗ Ban, còn lại là để khi các thợ thủ công khi có vấn đề trong công việc của họ, họ có thể đến đền để nhờ hỏi Lỗ Ban cho họ một chỉ dẫn.
Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người, và công cụ của ông vẫn còn được sử dụng ngay cả đến ngày hôm nay. Trong các triều đại sau thời của Lỗ Ban, các thành phố, nhà, cửa chính, cửa sổ tất cả đều “đúng trật tự”. Lỗ Ban giúp chúng ta sống an toàn và thoải mái. Hơn nữa ông dùng môi trường sống này để truyền đạt lại tiêu chuẩn và cách cư xử đến người dân Trung Quốc. Điều này giúp giữ được chuẩn mực đạo đức cho dân tộc Trung Hoa hơn 5 nghìn năm.
Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.
Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng, tất cả anh em thợ trong nghề đều tổ chức nghiêm túc và long trọng. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ… Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, chai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.
Nguồn: Sưu tầm.
Follow us for more
Song Design And Construction
222 Nguyen Trong Tuyen, Ward 8
Phu Nhuan Dist., HCMC, Viet Nam
Tel : (8428) 62 604 604
Hotline : (8490) 977 2612
info@song.com.vn
Office Hours
Mo-Fr: 8:00-19:00
Sa: 8:00-14:00
So: closed
A member of Song Group
Archive
- Tháng Ba 2022
- Tháng Một 2022
- Tháng Tám 2021
- Tháng Bảy 2021
- Tháng Tư 2021
- Tháng Hai 2021
- Tháng Bảy 2020
- Tháng Ba 2019
- Tháng Một 2019
- Tháng Mười 2018
- Tháng Tư 2018
- Tháng Ba 2018
- Tháng Bảy 2017
- Tháng Năm 2015
- Tháng Một 2015
- Tháng Tám 2014
- Tháng Hai 2014
- Tháng Mười Hai 2013
- Tháng Tám 2012
- Tháng Năm 2012