Bài viết

GIỖ TỔ NGÀNH XÂY DỰNG

Từ xa xưa, các ngành nghề đều có ngày giỗ Tổ để tưởng nhớ đến người sáng lập nghề và được truyền bá rộng rãi trong xã hội. Đây là một hình thức văn hóa thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ sau. Ở nước ta, ngày cúng giỗ ngành xây dựng là ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Đa số thợ trong nghề đến ngày là lo cúng giỗ và biết ông Tổ là ông Lỗ Ban nhưng ý nghĩa và nguồn gốc thì ít người hiểu rõ.

 

 

Truyền thuyết giỗ tổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Môi trường sống của người Trung Quốc, bao gồm nội thất, nhà cửa, thành phố và tất cả, có thể được nhận thức qua một phản ánh trực tiếp nền văn minh của họ. Văn hóa của kiến trúc truyền thống ở Trung Quốc phong phú và đa màu, rộng mở và uy nghi. Lịch sử Trung Quốc về văn minh được giảng dạy bởi nhiều chư thần trong thời cổ xưa, ví dụ như Hữu Sào và Đại Vũ, và vì thế có thể nói rằng kiến trúc cũng là phần của một văn hóa bán thần Trung Quốc. Trong số những bậc thầy kiến trúc, người nổi tiếng nhất là Lỗ Ban thời Xuân Thu. Nghề thủ công của ông đã lưu truyền hàng nghìn năm, giành được sự kính trọng. Thợ mộc, thợ xây, thợ nề, các nhà chế tạo công nghệ xây dựng và nội thất tất cả đều suy tôn Lỗ Ban như là người sáng lập của nghề này. Theo một sách từ triều nhà Đường tên là “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, các công nhân xây dựng đã khấu đầu lạy tạ Lỗ Ban trước khi họ bắt đầu thiết kế xà trên của nhà. Trong đời nhà Tần, bất cứ khi nào khi chính phủ bắt đầu một dự án xây dựng to lớn, họ dâng quà và cúng bái Lỗ Ban, cầu nguyện chư thần sẽ ban phước lành cho dự án của họ. Điều này vẫn còn là một phong tục ở Đài Loan ngày nay.

xaynhatrongoiloban.jpg

“Bậc thầy về thủ công”​

Lỗ Ban sinh ra ở nước Lỗ. Tên thật là Công Du (cũng đọc Thâu) Ban, cũng còn gọi là Công Du Tử. Tên cách điệu [đồng âm] là Ban Ban, nhưng ông được nhắc thường nhất [như] là Lỗ Ban. Ông là một kỹ sư xây dựng nổi tiếng và thợ thủ công trong lịch sử Trung Quốc và từng một lần làm quan trong bộ xây dựng.​

​Lỗ Ban sinh vào buổi chiều ngày 7 tháng 5 năm 507 trước Công nguyên. Lúc ông được sinh ra, những con sếu tụ tập cùng nhau và mùi thơm kỳ lạ lan tỏa khắp ngôi nhà. Người dân tất cả đều ngạc nhiên bởi điều đó. Đó là dấu hiệu điềm lành mà một chư thần sắp chuyển sinh vào thân người. Khi ông còn trẻ, ông không thích đọc và viết. Thay vào đó, ông rất quan tâm đến thủ công như là điêu khắc. Vào khoảng 15 tuổi, ông đột nhiên tỉnh ngộ về mục đích cuộc sống của ông và đi học với Đoan Mộc. Sau nhiều tháng học hỏi thông suốt, ông đã tinh thông nghề này. Lỗ Ban lui tới nhiều nước khác nhau, muốn trông nhờ hay chú ý đến nước Chu (một nước lúc bấy giờ), nhưng những nước này không nghe lời ông. Vì thế ông từ giã cuộc sống xã hội và sống ẩn dật ở phía Nam Đái Sơn, cũng được biết như “Tiểu Dương Sơn”. Mười ba năm trôi qua. Một ngày nọ, ông ra ngoài và chạy đến chổ Cựu Bao. Họ hàn huyên với nhau khá lâu. Cuối cùng, Lỗ Ban nhận Cựu Bao làm thầy và học điêu khắc và vẽ. Lỗ Ban muốn mang đến một viễn cảnh hoàn toàn mới cho văn hóa Trung Quốc. Lỗ Ban học với sự tập trung mạnh mẽ, học làm mộc, chạm đá, và những kỹ năng khác. Ông sáng tạo nhiều công cụ kỳ diệu và dạy nhiều học trò.​

​Những sách của Hàn Phi Tử, Hoài Nam Tử, Luận Hành, Mặc Tử tất cả đều ghi chép rằng Lỗ Ban đã làm một con chim gỗ. Sau khi Lỗ Ban thiết kế cho nó bay, con chim đã [bay] lên không trung trong vòng 3 ngày. Trong sách Hồng Thự, nói rằng chim gỗ đã mang một người lên không trung làm gián điệp bên quân địch. Thiết kế đơn giản này là bước mở đầu cho máy bay trinh thám ngày nay.​

Theo sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban”, Lỗ Ban làm ra chim gỗ bay đến nước Chu để tìm người chị của mình. Người cha của Lỗ Ban rất lo lắng đi tìm con gái của mình nên ông quyết định đi cùng chim gỗ mà không nói với Lỗ Ban. Vì cha Lỗ Ban không biết cách lái nó, con chim gỗ đã rơi vào nước Vũ. Người dân nước Vũ muốn giữ cha Lỗ Ban làm con tin để buộc Lỗ Ban làm cho họ một con chim gỗ. Cha Lỗ Ban từ chối đề nghị của chúng và đã bị giết. Lỗ Ban sau đó đã làm một người gỗ bất tử để trả thù cho cái chết của cha. Ngón tay của người gỗ bất tử chỉ đến nước Vũ. Điều đó tạo cho nước Vũ chịu một nạn hạn hán kéo dài 3 năm. Khi người dân nước Vũ hiểu ra điều này, họ ban tặng rất nhiều quà cho Lỗ Ban và xin lỗi về việc làm sai trái của họ. Lỗ Ban nhân từ đã tha thứ cho họ. Sau đó ông cắt ngón tay của người gỗ bất tử và làm những phép thần thông. Mưa lập tức rơi trên nước Vũ.​

​Lỗ Ban cũng đã làm ngựa gỗ mà có thể đi bộ trên đất một cách tự động. Đây là một dạng thức sớm nhất của “xe máy” được ghi chép. Trong thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã sử dụng những con ngựa của Lỗ Ban để vận chuyển lương thực. Tuy nhiên, kỹ thuật này sau đó đã mất.​

​Lỗ Ban chăm lo cho gia đình của mình rất nhiều, và điều này cũng tạo cảm hứng cho ông phát minh ra nhiều công cụ đáng quý. Ví dụ, khi Lỗ Ban lần đầu tiên vẽ một đường sử dụng modou (một vật đánh dấu bằng mực của thợ mộc), ông đã nhờ mẹ ông giữ đoạn cuối của sợi dây. Sau đó họ hoàn thành công việc cùng nhau. Sau này, ông không muốn mẹ ông mệt vì phải luôn giúp ông, vì thế ông làm một cái móc cuối sợi dây để mẹ ông không phải giữ nó thêm nữa. Để tưởng nhớ đến lòng hiếu thảo của Lỗ Ban, những người nối nghiệp đã đặt tên cái móc đó là Ban Mẫu (Ban Mu) hay là Mẫu Câu (Mu Gou) (Mu nghĩa là mẹ trong tiếng Hoa). Một ví dụ khác là khi Lỗ Ban lần đầu tiên bào gỗ, ông nhờ vợ ông giữ đoạn cuối của miếng gỗ để nó không bị trượt ra ngoài cái ghế dài. Để tạo điều kiện vợ ông lo sóc những việc nhà, ông đã đóng một miếng gỗ nhỏ trên ghế dài để ngăn thanh gỗ không trượt về phía trước. Vì thế những người nối nghiệp sau đó đặt tên thiết bị này là Ban Thê (Ban Qi) (Qi nghĩa là vợ trong tiếng Hoa)​

​Lỗ Ban cũng làm ra nhiều công cụ mộc khác cho người Trung Quốc, ví dụ như móc khoan (drilling hook), máy xay đá, xẻng, dụng cụ đo góc, mudou và thước. Người ta nói rằng Lỗ Ban đã phát minh ra cái cưa sau khi tay của ông bị cắt bởi mảnh lá cỏ. Lỗ Ban cũng tạo ra thang phá thành trong chiến tranh và 9 dụng cụ sử dụng trong chiến tranh. Ông cũng làm ra bản đồ đo vẽ địa hình 3 chiều từ sớm – Cửu Châu Đồ – được đánh giá cao bởi các hoàng đế Trung Quốc trong lịch sử. Thông qua những phát minh của mình, Lỗ Ban đã mang những lợi ích to lớn cho người dân.​

​Tuy nhiên, những đóng góp to lớn của Lỗ Ban không phải là những thứ mà ông đã xuất sắc trong việc tạo ra những công cụ này, kỹ năng và thiết bị cơ khí. Quan trọng hơn, Lỗ Ban đã đi theo Đạo. Lỗ Ban nói, “Trời và Đất không cần compa hay bảng đo góc để làm nên vòng tròn hay hình vuông. Nhưng khi đến thế gian, con người cần có compa để vẽ vòng tròn và cần bảng đo góc để vẽ hình vuông. Vũ trụ và những việc của nó đã ở trong Đạo rồi, nhưng loài người thì đi xa Đạo. Vì thế loài người cần compa và bảng đo góc để vẽ vòng tròn và hình vuông.” Vì chúng ta có thể nhìn thấy điều mà Lỗ Ban đã trải qua cùng với kỹ năng của ông, ông cũng cảm thấy mình đã không có lựa chọn. Con người cần công cụ vì họ xa Đạo. Dĩ nhiên, thông qua việc học những công cụ này, những gì Lỗ Ban dạy đã giúp con người quay về với tiêu chuẩn của con người.​

​Nếu Lỗ Ban đã không tạo nên những công cụ này, và nếu những người nối nghiệp của ông cũng không có cũng những tư tưởng sáng tỏ như Lỗ Ban, thì những kỹ năng của Lỗ Ban có lẽ đã mất đi. Vì thế, Lỗ Ban phải phát minh những công cụ thủ công để họ có thể đi qua cùng với các thế hệ.​

​Khoảng 40 tuổi, Lỗ Ban quay về sống ở núi, ở đó ông đã gặp một vị thần. Vị thần này đã dạy ông một vài điều huyền bí. Sau đó, Lỗ Ban đã đi khắp nơi trên thế giới. Cuối cùng, khi ông 70 tuổi, ông đã bay lên giữa bạch nhật. Cái rìu và cưa của ông để lại trên Bạch Dương Nham. Các bạn vẫn có thể thấy những di tích cổ xưa này. Sách “Nghiên cứu của Lỗ Ban” là cuốn sách truyền tay duy nhất qua các đời đến hôm nay đã ghi chép về nhà cửa, nội thất, nông nghiệp và nghề thủ công vào thời của Lỗ Ban. Khởi đầu, sách được lưu truyền bằng miệng giữa những thợ thủ công trong hình thức những công thức súc tích. Suốt đời nhà Minh, cuốn sách cuối cùng đã được viết xuống. Vì khung nhà cổ xưa được làm bằng gỗ, cuốn sách đã ghi chép rất nhiều kỹ thuật về nghề mộc. Nó cũng bao hàm nhiều thứ liên quan đến Phong Thủy và thuật tử vi của Đạo gia, mà thể hiện tư tưởng Trung Quốc nơi mà tự nhiên và con người nên hài hòa với nhau.​

​Theo suốt thời gian, những thợ thủ công đã kế thừa những lời dạy của Lỗ Ban. Vào lúc sơ khai của việc đào tạo những người tập sự, ông chủ trương rằng việc quan trọng nhất không phải là làm sao học cách để sử dụng công cụ, thay vào đó, học những tiêu chuẩn đạo đức để cư xử đúng đắn, học trở nên tốt với người khác và nghiêm khắc với bản thân. Hơn nữa, một người nên học cách tập trung, học cách tu luyện lý trí của mình, để hài hòa trí của người đó với tâm của họ. Những yêu cầu cho tâm và trí sẽ giúp một người đạt được tư tưởng trong sạch và tinh khiết. Với một tư tưởng như thế, khi một người làm một dự án, anh ta có thể quên chính mình và tập trung vào công việc, hợp nhất công việc với Đạo. Dưới những nguyên lý chỉ đạo này, theo suốt thời gian đã xuất hiện nhiều thợ thủ công nổi tiếng.​

​Ví dụ, một thợ thủ công sống trong thế kỷ thứ 2 trước công nguyên là học trò của Lỗ Ban. Ông ta đã sáng lập nên công nghệ lát gạch và phát minh công cụ cho việc lát gạch và dạy chúng cho người dân. Ông được gọi một cách kính trọng là “Bậc Thánh Liên Hoa”, hay là “Bậc Thánh về Đường Kẻ”. Theo một thần thoại, Bậc Thánh Liên Hoa là một sự chuyển sinh từ một vị thần. Lúc đầu, ông dạy người ta làm cách nào để làm ngói lợp nhà. Sau đó, càng nhiều người đến học ông. Hơn trên nữa về những kỹ năng vượt qua khỏi mức bình thường, họ đề nghị ông nhận họ làm những người học trò một cách chính thức. Bậc Thánh Liên Hoa nói “Nếu các chư vị muốn tôi làm thầy, hãy theo tôi”. Sau đó ông nhảy vào lò nung gạch và bay đi như một vị thần bất tử. Sau đó, người ta mới nhận ra rằng ông là một vị thần. Vì những lời dạy của Bậc Thánh Liên Hoa, trong lịch sử Trung Quốc, triều đại Tần và triều đại Hán đã rất nổi tiếng về gạch và ngói của họ.​

​Các hoàng đế suốt các triều đại văn minh Trung Quốc đã ban tặng nhiều danh hiệu về Lỗ Ban. Ví dụ, trong triều đại Minh, hơn 10 nghìn người đã xây Long Phủ Bắc Kinh, một dự án khổng lồ mà chỉ có thể được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của những chỉ dẫn của Lỗ Ban. Người dân thời kỳ ấy đã xây một đền tưởng nhớ đến Lỗ Ban. Những ghi khắc trên bia trong đền đọc là “Lỗ Ban Quan”. Hoàng đế thời đó đề tặng câu “quý nhân phò trợ quốc.” Người dân dùng Thái Lao để tổ chức kỷ niệm Lỗ Ban 2 lần trong năm. Thái Lao nghĩa là họ sử dụng bò cái, dê, lợn cho buổi lễ. Nó giống như một lễ lớn như được tổ chức cho Khổng Tử. Có 2 mục đích xây dựng đền Lỗ Ban. Một là cảm ơn Lỗ Ban, còn lại là để khi các thợ thủ công khi có vấn đề trong công việc của họ, họ có thể đến đền để nhờ hỏi Lỗ Ban cho họ một chỉ dẫn.​

​Lỗ Ban đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi người, và công cụ của ông vẫn còn được sử dụng ngay cả đến ngày hôm nay. Trong các triều đại sau thời của Lỗ Ban, các thành phố, nhà, cửa chính, cửa sổ tất cả đều “đúng trật tự”. Lỗ Ban giúp chúng ta sống an toàn và thoải mái. Hơn nữa ông dùng môi trường sống này để truyền đạt lại tiêu chuẩn và cách cư xử đến người dân Trung Quốc. Điều này giúp giữ được chuẩn mực đạo đức cho dân tộc Trung Hoa hơn 5 nghìn năm.​

​Đời này truyền sang đời khác và do hoàn cảnh lịch sử truyền lại, đến nay, cả Trung Quốc và Việt Nam cũng như một số nước khác ở châu á, những làng nghề xây dựng đều xem Lỗ Ban là ông Tổ nghề của mình. Cứ đến ngày 20 tháng Chạp Âm lịch hàng năm đều tổ chức ngày giỗ của ông Lỗ Ban.

Vào ngày lễ giỗ Tổ xây dựng, tất cả anh em thợ trong nghề đều tổ chức nghiêm túc và long trọng. Ngày xưa, cúng Tổ phải có lễ Tam sanh, cả làng nghề phân theo từng nhóm thợ mà đóng góp tiền bạc để lo tổ chức lễ cúng giỗ tổ. Lễ Tam sanh gồm 1 con gà trống trắng, một con heo đực và một vò rượu nếp trắng. Chủ lễ là một người thợ có uy tín hoặc lớn tuổi nhất đứng ra để bái lễ… Ngoài ra, các thợ mới vào nghề, đây là lễ nhập môn ra mắt Tổ nghề. Lễ vật cúng giỗ tổ cho một thợ mới là một chú gà trống, chai rượu nếp trắng, nhang thơm. Đặt lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi ba xá, ba lạy. Chủ lễ tiếp nhận lễ vật và trao lại cho “tân môn đồ” một ly rượu trắng, sau đó “tân môn đồ” lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mà mình tôn làm thầy để thọ giáo. Thầy uống cạn ly với ý nghĩa: sẽ dạy nghề cho môn đồ thật chí tình, trọn nghĩa.

Nguồn: Sưu tầm.